ĂN CHAY CỦA CÁC TÔN GIÁO
ĂN CHAY CỦA CÁC TÔN GIÁO
2. Sự khác nhau giữa ăn chay và ăn thuần chay của đạo Phật
Những người ăn chay không ăn thịt hoặc cá, nhưng nhiều người vẫn ăn các sản phẩm từ động vật như trứng và sữa. Tuy nhiên, người ăn thuần chay không ăn bất kỳ sản phẩm nào từ động vật, trong đó có cả mật ong.
Vì vậy, những người ăn thuần chay cần bổ sung thêm vitamin B12 và vitamin D, do 2 loại này vốn có nhiều trong thịt và các thực phẩm từ động vật.
CÁC LOẠI THỰC PHẨM | ĂN CHAY | ĂN THUẦN CHAY |
Trứng | Có | Không |
Sữa và các sản phẩm từ sữa | Có | Không |
Mật ong | Có | Không |
Rau củ | Có | Có |
Hạt cốc | Có | Có |
Trái cây | Có | Có |
Hạt hạch và hạt giống | Có | Có |
Đậu tươi và đậu khô | Có | Có |
3. Lợi ích của việc ăn thực phẩm thực vật:
Những người ăn chay theo Phật giáo (chỉ ăn thực phẩm thực vật) ít có nguy cơ mắc bệnh béo phì và các vấn đề như bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường tuýp 2 và ung thư.
Một chế độ ăn chay lành mạnh sẽ có hàm lượng chất béo bão hòa thấp, hàm lượng chất xơ và các chất chống oxy hóa, hóa chất thực vật và các vi dưỡng chất khá cao. Điều này cũng tác động đến sự đa dạng của các loại vi khuẩn sống trong ruột, giúp giữ cho hệ tiêu hóa được khỏe mạnh.
Nuôi gia súc lấy thịt tạo ra nhiều khí nhà kính hơn tất cả các hình thức vận tải cộng lại; nó còn sử dụng một lượng đất và nước khổng lồ. Do đó, chuyển sang chế độ ăn thực phẩm thực vật có thể giúp tiết kiệm một lượng đáng kể tài nguyên thiên nhiên, góp phần bảo vệ môi trường.
4. Kết luận
Song, dù cho chế độ ăn chay của các tôn giáo khác nhau thế nào, quan trọng là chúng ta cần đảm bảo đủ dưỡng chất cho cơ thể bằng những sản phẩm bổ sung để vừa giữ tín ngưỡng mà còn khỏe mạnh nữa nhé.