ĂN CHAY CỦA CÁC TÔN GIÁO
ĂN CHAY CỦA CÁC TÔN GIÁO
Nhiều người tại mọi miền trên thế giới lựa chọn chế độ ăn không chỉ dựa trên mùi vị, có tốt cho cơ thể hay không, mà còn trên những niềm tin tôn giáo hoặc đạo đức của họ nữa.
Tuy nhiên, trước hết ta cần phân biệt các ý nghĩa khác nhau của khái niệm “ăn chay”. Ta gọi chung là “ăn chay” để chỉ chế độ ăn uống dựa trên niềm tin tôn giáo. Đi vào cụ thể của thức ăn, thức uống thì ta có “vegan” là ăn thuần thực phẩm thực vật; “vegetarian” là ăn thực phẩm thực vật và trứng, sữa, mật ong (có thực phẩm động vật nhưng không sát sanh), “halal” nghĩa là “được phép” tức là ăn những thực phẩm được cho phép, những thực phẩm này phải được nuôi trồng, chế biến theo cách thức “được phép”; và “fasting” nghĩa là “không ăn” tức là không ăn hoàn toàn hoặc không ăn một số thực phẩm nào đó.
1. Các tôn giáo ăn chay như thế nào?
Trong hầu hết các tôn giáo, thức ăn và thói quen ăn uống rất quan trọng. Chúng thể hiện lòng mộ đạo cũng như bản sắc riêng của mỗi nhóm.
Và dù chúng ta có tuân theo một bộ luật mang tính giáo điều hay một vài nguyên tắc do tự mình đặt ra, thì mỗi người đều thể hiện những niềm tin cá nhân thông qua những loại thức ăn và đồ uống mà mình tiêu thụ.
Đối với một số tôn giáo, một số ngày cụ thể trong tuần và các dịp trong năm cũng có ý nghĩa đặc biệt liên quan đến chế độ ăn.
1.1. Ăn chay của người Hồi giáo
Thực phẩm tuân thủ các luật lệ của Hồi giáo được gọi là “halal”, nghĩa là “được phép”. Động vật phải bị giết bởi một người theo Hồi giáo, sử dụng một động tác duy nhất nhắm vào cổ họng với một con dao rất sắc.
Tục lệ quy định những tín đồ Hồi giáo không được ăn hoặc uống vào ban ngày trong tháng lễ Ramadan.
Được phép | Cấm | |
Ăn chay Hồi giáo |
|
|
(còn tiếp)