MỖI NGƯỜI CÓ ĐÁP ỨNG KHÁC NHAU KHI ĂN CHAY

MỌI NGƯỜI CÓ ĐÁP ỨNG KHÁC NHAU KHI ĂN CHAY
2. Microbiome ruột và vitamin K2
Hệ vi sinh vật đường ruột là tập hợp các sinh vật sống trong đại tràng thực hiện một số nhiệm vụ từ tổng hợp chất dinh dưỡng đến lên men chất xơ và trung hòa độc tố. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy microbiome ruột rất linh hoạt, với quần thể vi khuẩn thay đổi theo chế độ ăn uống, tuổi tác và môi trường. Nhưng rất nhiều vi khuẩn thường trú cũng được di truyền hoặc được thiết lập từ khi còn nhỏ.
Ngoài ra, một số chấn thương đối với hệ vi sinh vật, chẳng hạn như loại bỏ vi khuẩn vì thuốc kháng sinh, hóa trị hoặc một số bệnh nhất định... có thể gây ra những thay đổi vĩnh viễn cho hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh trước đó. Có một số bằng chứng cho thấy một số quần thể vi khuẩn nhất định không bao giờ trở lại trạng thái cũ sau khi tiếp xúc với kháng sinh, thay vào đó ổn định ở mức độ kém hơn.
Điều này trở nên vô cùng quan trọng đối với người ăn chay? Hệ vi sinh vật đường ruột đóng một vai trò quan trọng trong cách cơ thể phản ứng với các loại thực phẩm khác nhau và tổng hợp các chất dinh dưỡng cụ thể, chẳng hạn như một số cộng đồng vi sinh vật có thể thân thiện với rau hơn những loại khác.
Một số vi khuẩn đường ruột cần thiết để tổng hợp vitamin K2 (menaquinone) là một chất dinh dưỡng có lợi ích duy nhất cho sức khỏe của xương (bao gồm cả răng), độ nhạy insulin và sức khỏe tim mạch, cũng như phòng chống ung thư tuyến tiền liệt và gan. Các vi khuẩn sản xuất K2 bao gồm một số loài Bacteroides, loài Prevotella, Escherichia coli và Klebsiella pneumoniae, cũng như một số vi khuẩn gram dương, kỵ khí, không bào tử.
Không giống như vitamin K1 thường có nhiều trong rau lá xanh, vitamin K2 hầu như chỉ có trong thực phẩm động vật (ngoại lệ là một sản phẩm đậu nành lên men có tên là natto).
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng việc sử dụng kháng sinh toàn phần sẽ làm giảm đáng kể nồng độ vitamin K2 trong cơ thể bằng cách tiêu diệt vi khuẩn chịu trách nhiệm tổng hợp K2. Và một nghiên cứu can thiệp khác cũng cho thấy rằng khi những người tham gia được áp dụng chế độ ăn nhiều thực phẩm thực vật, ít thịt, yếu tố chính quyết định nồng độ K2 trong phân của họ là tỷ lệ của các loài Prevotella, Bacteroides và Escherichia / Shigella trong ruột của họ.
Vì vậy, nếu ai đó thiếu bị microbiome vi khuẩn sản sinh vitamin K2, cho dù nguyên nhân có thể là do yếu tố di truyền, môi trường hoặc sử dụng kháng sinh cùng với sự loại bỏ thực phẩm động vật được ra khỏi chế độ ăn, thì mức vitamin K2 có thể bị giảm xuống đến mức nghiêm trọng.
 
Mặc dù những nghiên cứu về chủ đề này rất ít, nhưng điều này có thể cho thấy những người ăn chay sẽ không được hưởng lợi từ món quà mà vitamin K2 ban tặng. Hơn nữa, họ còn có khả năng gặp phải các vấn đề về răng, nguy cơ gãy xương cao hơn, giảm khả năng bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và một số bệnh ung thư. Ăn đậu nành lên men như chao có thể giúp tạo nên hệ vi sinh tổng hợp vitamin K2.

(còn tiếp)