ĂN BỀN VỮNG

ĂN BỀN VỮNG
Tác giả: Meaghan Weeden
Dịch giả: Trần Quốc Huân
 
Một chế độ ăn bền vững chủ yếu bao gồm rau, củ, ngũ cốc nguyên cám,  một số loại hạt, và trái cây. Thực đơn này tránh hầu hết thực phẩm chế biến như đường và ngũ cốc tinh chế. Ăn bền vững có thể gồm thịt và cá được nuôi và thu hoạch một cách có ý thức về môi trường.
9 lời khuyên ăn bền vững:
Có nhiều thông tin về chế độ ăn lành mạnh. Tuy nhiên có lẽ bạn cũng  muốn ăn uống cách bền vững hơn mà không phải từ bỏ những món ăn ưa thích của mình. Đúng là khá bối rối khi phải thiết kế thực đơn ăn bền vững, vì vậy 9 lời khuyên này sẽ giúp bạn bắt đầu chế độ ăn bền vững một cách đơn giản. Thực đơn của bạn phải là sự chọn lựa của riêng bạn, và do bạn lập cho chính mình. Nấu những bữa ăn bền vững có thể rát đơn giản mà vẫn ngon lành.
Chính xác thì chế độ ăn bền vững là gì? Nó phải đầy hứng thú, ngon miệng, và tốt cho sức khỏe bạn cũng như tốt cho hành tinh của chúng ta. Nó gồm những bữa ăn với thực phẩm tại chỗ, theo mùa  và có nguồn gốc thực vật. Nó tốt cho hành tinh vì nó ủng hộ các thực hành nuôi trồng bền vững, và đòi hỏi ít tài nguyên hơn .
Cái bạn ăn có một tác động lên môi trường lớn lao hơn là bạn tưởng, và “xanh hóa” dĩa thức ăn của mình, bạn có thể đảm bảo tác động đó là một tác động tích cực.
1. Ăn nhiều rau, củ, quả hơn:
Trái cây và rau chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu giúp bạn cảm thấy sung mãn. Đặc biệt là chúng có ít tác động môi trường hơn là thịt, sữa, và các thực phẩm chế biến. Cũng có ngoại lệ trong trường hợp các nông sản dễ hư hỏng được bảo quản và chuyên chở hàng ngàn dặm, rau củ trồng trong những điều kiện được bảo vệ (như nhà kính …) hay thực phẩm tiêu hao nhiều tài nguyên như hạnh nhân hay đậu nành biến đổi gene GMO.
 
2. Ăn đa dạng, phong phú hơn:
Cách ăn của bạn có thể làm tổn hại đến bạn và hành tinh: 75% nguồn cung thực phẩm toàn cầu là từ 12 loài thực vật và 5 loài động vật. Sự không đa dạng đó tạo ra áp lưc quá mức lên hệ sinh thái VÀ làm giảm an ninh lương thực toàn cầu. Hãy thử dùng những món ăn đầy màu sắc để có một bữa ăn dinh dưỡng hơn, nhiều hương vị hơn, và thân thiện sinh thái. Cũng đừng e sợ nếm thử những thức ăn độc đáo, sẵn có tại địa phương.
 
3. Giảm thức ăn thừa:
30% lượng thực phẩm được sản xuất ra trở thành thức ăn thừa, rõ ràng thức ăn thừa là một vấn nạn nghiêm trọng trên toàn thế giới. Nếu đó là một quốc gia thì đó là nước lớn thứ 3 thế giới (sau Trung Hoa và Mỹ) sinh ra khí nhà kính. Vì vậy, chỉ mua những gì bạn sẽ ăn hết trước khi nó hư hỏng, thu gom vụn bánh để bón cây, và bảo quản tốt thức ăn không dùng ngay để dùng sau.

4. Ăn ít sản phẩm từ động vật hơn:
Từ 1992 đến 2016, lượng tiêu dùng thịt trên toàn thế giới đã tăng 500%, một mình ngành chăn nuôi gia súc tạo ra khoảng 15% khí nhà kính. Bạn có còn thấy cần có đạm động vật để cảm thấy sung mãn không? Hãy thử giảm ăn thịt, sữa xuống còn vài lần mỗi tuần, và nếu được thì chọn loại thịt bền vững hơn (như thịt gà được chăn nuôi cách bền vững thay cho thịt bò)
 
5. Ăn theo địa phương, ăn theo mùa:
Hãy trồng rau hữu cơ cho riêng mình, hoặc ủng hộ một nông trại bền vững nơi địa phương mình, ủng hộ nông dân hàng xóm của mình. Hãy chọn những thức đang trong mùa vì chứa trữ thức ăn trái mùa có thể rất tốn kém.
 
6. Tránh thực phẩm chế biến:Không những không tốt cho sức khỏe của bạn, thực phẩm chế biến đòi hỏi nhiều tài nguyên, rồi lại làm rơi rớt hầu hết dưỡng chất trong quá trình chế biến. Ngay cả gạo lứt, được xem là tốt hơn gạo trắng, cũng hút rất nhiều nước trong quá trình sản xuất. Vì vậy hãy mua thực phẩm hãy còn nguyên vẹn, chưa chế biến.
 
7. Chọn hải sản có nguồn gốc bền vững:
Hải sản là nguồn bổ sung quan trọng cho chế độ ăn lành mạnh, tuy nhiên do nhu cầu cao và sự quản lý yếu kém nên xảy ra tình trạng đánh bắt quá mức một số chủng loài như cá tuyết Bắc Hải, hay cá hồi Đại Tây Dương. Vì vậy, hãy thử ăn những thứ thay thế có tính bền vững hơn như cá mòi, hay các loài sò được nuôi trồng.

8. Hãy cho đạm thực vật một cơ hội:
Đạm có nguồn gốc thực vật ít tiêu tốn tài nguyên hơn đạm động vật như thịt bò hay thịt gà. Nó cũng tốt cho tim hơn và dễ tiêu hóa.

9. Mua xá (hàng thô, không bao bì):
Bao bì cho thực phẩm là rất cần thiết để giữ an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, lúc nào được, chỗ nào được, hãy cố mua hàng xá (không dùng bao bì) hay có bao bì thân thiện môi trường.

oOo